Bệnh sán chó là tình trạng cơ thể bị nhiễm một loại ký sinh trùng xuất phát từ động vật, đặc biệt là chó. Mãi đến năm 2013, ở Việt Nam mới ghi nhận ca nhiễm sán chó đầu tiên. Tuy có ít trường hợp nhiễm sán chó tại Việt Nam, đừng xem thường việc phòng chống vì căn bệnh này rất khó phát hiện và để lại các hậu quả không lường trước được.
Nguồn gốc và nguyên nhân gây bệnh
Nguồn gốc
Vì đa phần các bệnh nhân đều bị lây nhiễm từ loài chó nên trong dân gian người ta thường gọi là bệnh sán chó. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy, bệnh sán chó bắt nguồn từ ký sinh trùng Echinococcus (chi sán dây nhỏ) xuất phát từ các động vật ăn có ở khu vực nửa Bắc bán cầu đặc biệt là các khu vực của Trung Quốc, Liên bang Nga và các quốc gia ở lục địa Châu Âu và Bắc Mỹ.
Vật chủ chính của sán Echinococcus là cừu và chó, những động vật loài gặm nhắm có liên quan như dê, bò, lợn, ngựa, cáo cũng được ghi nhận có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Con người vô tình trở thành vật chủ phụ trung gian nhưng không gây lây nhiễm.
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất đa phần ở các khu vực nông thôn, nơi động vật già và bệnh bị giết mổ, làm giảm chất lượng thịt do ký sinh trùng hấp thụ chất dinh dưỡng từ động vật bị lây nhiễm.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh sán chó
Có 2 con đường chính khiến bệnh sáng chó lây nhiễm vào người:
- Đường tiêu hóa: vô tình tiêu hóa nguồn nước và thực phẩm có chứa ký sinh trùng như ăn rau sống chưa rửa sạch.
- Đường máu, vết thương trên da: Vô tình tiếp xúc với chất thải của chó bị nhiễm ký sinh trùng, vuốt ve chó làm ký sinh trùng nhiễm du nhập vào các vết thương hở. Chơi thể thao tiếp xúc vào đất cát cũng có thể bị lây nhiễm.
Ngoài ra còn các đường lây nhiễm khác như ở mắt, nhưng thường xảy ra rất hiếm
Vòng đời phát triển của sán chó
Vòng đời phát triển qua cơ thể động vật
- Sán chó sống trong ruột động vật và hấp thụ dinh dưỡng từ vật chủ
- Sán dây bắt đầu đẻ trứng, trứng được thải ra ngoài theo đường phân
- Sau khi trứng ở môi trường bên ngoài, chúng có thể sống từ 3 đến 4 tháng, bám dính vào các cây cỏ và được tiêu thụ vào các vật chủ trung gian như như cừu, dê, lợn, ngựa
- Sau khi bám vào thành ruột của vật chủ trung gian, sán bắt đầu đẻ trứng và phát triển thành một chu kỳ mới
Vòng đời phát triển bệnh sán chó qua cơ thể con người
Do hệ thống tiêu hóa của động vật khác với hệ thống tiêu hóa của con người nên khi bị lây nhiễm sán chó, ký sinh trùng thường di cư vào những nơi như gan và phổi, thỉnh thoảng nằm trong xương, lá lách, cơ, và thậm chí là võng mạc của mắt.
Trong thời gian này sán chó sẽ bắt đầu phát triển là đẻ trứng. Trứng lớn dần thành ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán. Việc có quá nhiều ký sinh trùng ở trong nội tạng của con người có thể gây ra các triệu chứng thay đổi cơ thể, làm mất khả năng kháng bệnh bị ngăn các hoạt động tuần hoàn cơ thể cơ bản của con người. Điều này có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng khi bị bệnh sán chó.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán chó
Biểu hiện của bệnh
Rất khó có thể phát hiện mình có bị mắc sán chó hay không vào giai đoạn đầu tiên vì thời gian ủ bệnh rất dài. Trong thời gian ủ bệnh sán chó, cơ thể không có dấu hiệu hay bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ khi đến lúc nang trứng sán quá lớn gây ra các biểu hiện lâm sàng.
Tùy thuộc vào nơi ký sinh của sán, triệu chứng sẽ thể hiện khác nhau:
- Nếu sán ký sinh ở gan, có thể làm giảm hoạt động của gan gây vàng da ở người, người nhiễm cũng có thể bị suy gan trong thời gian khi nang sán bắt đầu phát triển.
- Sán ký sinh ở thận có thể gây đau lưng, tiểu ra máu
- Sán ký sinh ở lá lách có thể gây đau xương cạnh và làm gồ lên
Ngoài ra có một số dấu hiệu khác khi mắc bệnh sáng chó như:
- Nổi mề đay
- Ngứa da
- Bị sốt
- Hay cảm thấy buồn nôn
- Rối loạn tiêu hóa
- Khó thở
- Chán ăn, sụt cân và suy nhược.
Làm sao để biết bạn có mắc bệnh sán chó hay không?
Cái dấu hiệu của bệnh sán chó vô cùng mơ hồ và dễ dẫn đến kết luận của những căn bệnh khác. Không những vậy, rất khó để phát hiện kịp thời vì nang sán phát triển chậm so với những dạng ký sinh trùng khác. Vì vậy nếu muốn biết chính xác, người bệnh cần đến các cơ quan y tế. Tuỳ thuộc vào cơ sở vật chất và nguồn lực của các bác sĩ,những phương pháp sau đây có thể xác định được bạn có đang nhiễm bệnh hay không:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp X quang
- Xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocara trong máu bằng huyết thanh
Bệnh sán chó nguy hiểm cho con người như thế nào?
Nếu phát hiện bệnh sán chó từ sớm, các ấu trùng chưa di căn đến gan, mắt, não, phổi, v.v., bệnh không nguy hiểm và thời gian điều trị sẽ nhanh hơn so với trường hợp ấu trùng di chuyển đến các cơ quan nội tạng.
Khi ấu trùng ký sinh trùng sán đã xâm nhập vào những cơ quan nội tạng đó thông qua máu, bệnh nhân có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.
Các ấu trùng của ký sinh trùng giun xâm nhập vào gan có thể gây ra u gan, viêm gan, hoại tử gan và giảm hoặc phá hủy chức năng gan. Nếu di chuyển đến phổi, các ấu trùng ký sinh trùng giun sẽ gây ra các biến chứng viêm phổi. Trong trường hợp ấu trùng ký sinh trùng giun tụ cầu trong mắt, biến chứng nghiêm trọng nhất mà chúng gây ra là viêm cơ quan tầm nhìn, một tình trạng viêm nhiễm của mắt, gây mất thị lực ở mắt và có thể gây mù lòa.
Các ấu trùng của ký sinh trùng sán này có thể di chuyển đến não, gây ra các biến chứng như u não, áp xe não, viêm não hoặc viêm màng não. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, vì nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh và điều bệnh sán chó
Cách phòng tránh
Có thể bạn đang lo lắng về việc mình có thể hay không mắc bệnh sán chó này trong tương lai. Một số thói quen sau có thể ngăn chặn phần nào việc lây nhiễm các ký sinh trùng:
- Hạn chế cho cún cưng nhà bạn ăn thịt sống, nấu chín thức ăn để loại bỏ đi các ký sinh trùng gây bệnh. Ngoài ra cần chú ý giữ vệ sinh khi tiếp xúc với chó và chôn lấp thật kỹ chất thải của chúng. Bên cạnh đó bạn có thể tẩy giun định kỳ cho chó cưng bằng praziquantel (ít nhất 4 lần mỗi năm) và loại bỏ bọ chét trên người chúng, điều này có thể giúp cho phần nào hạn chế việc mắc bệnh sán chó.
- Việc chích ngừa cho động vật để ngăn ngừa giun sán cũng đang được phát triển tại nước ta, hãy tham khao các bác sĩ thú y của bạn để tìm ra một khu vực tiêm chủng phù hợp cho thú cưng của bạn.
- Uống nước đun sôi để nguội, ăn thức ăn đã được nấu chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi vui chơi ngoài trời giúp bạn cảm thấy an tâm hơn về việc ngăn chặn nhiễm vi khuẩn.
- Ngoài ra, cải thiện vệ sinh ở các lò giết mổ gia súc cũng là một giải pháp hữu hiệu.
- Chính bản thân bạn cũng có thể ngăn chặn căn bệnh bằng cách tuyên truyền, tham gia các chiến dịch giúp đỡ cộng đồng
Điều trị bệnh sán chó ở người
Đối với bệnh sáng chó, cần lập một phác đồ điều trị và liên tục theo dõi. Cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để được điều trị bằng thuốc kéo dài và điều trị phù thuộc vào quá trình phát triển của sán trong cơ thể. Người bị bệnh sán chó thường được điều trị bằng thuốc Praziquantel và thuốc Niclosamide
Praziquantel viên 500mg
Cơ chế tác dụng: Thuốc tác động trực tiếp lên đầu sán, cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng bằng cách ức chế sự hình thành ATP, phân tử mang năng lượng. Nó cũng ức chế sự hấp thu glucose của sán, dẫn đến việc giết chết sán và tống nó ra ngoài qua phân.
Hướng dẫn liều lượng:
- Trẻ em từ 1-2 tuổi: Uống 1 viên
- Trẻ từ 2-6 tuổi (cân nặng 11-34kg): Uống 2 viên
- Người lớn: Uống 4 viên
- Cách dùng: Nhai viên thuốc và uống khi bụng đói.
Phản ứng phụ:
Thuốc Niclosamide hiếm khi gây ra tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Bệnh tiêu chảy
- Ban đỏ (đỏ da)
- Ngứa
Praziquantel viên nén 600mg
Liều dùng: Liều khuyến cáo là 25mg/kg thể trọng và bệnh nhân chỉ nên dùng một liều duy nhất.
Chống chỉ định:
- Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm với hoạt chất.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Phụ nữ đang cho con bú nên tránh cho con bú trong 3 ngày sau khi uống thuốc.
Phản ứng phụ:
Đối với hầu hết mọi người, thuốc có tác dụng và có ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số triệu chứng nhẹ có thể xảy ra, bao gồm mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.
Dùng thuốc Praziquantel cho động vạt
Ở những con chó bị nhiễm bệnh, có thể không có dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý của sán dây trừ khi bệnh nặng và con chó trở nên kiệt sức. Để điều trị cho chó mắc bệnh, nên đưa đến cơ sở thú y để được chăm sóc và điều trị đúng cách, tạo điều kiện cho chúng hồi phục.
Xin lưu ý rằng điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ thú y để có thông tin đầy đủ và được cá nhân hóa về việc sử dụng thuốc này cho người và vật nuôi.
Đối với trường hợp nặng
Đối với những trường hợp nặng, việc phẫu thuật có thể xảy ra, một vài phương pháp tiên tiến như kỹ thuật PAIR được phát triển và ứng dụng. Cần uống thuốc kháng viêm và có phương pháp lối sống hợp lý mới có thể hoàn toàn chữa khói căn bệnh khó lường và dễ tái phát thường xuyên này.
Việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến điều trị bệnh sán chó, bạn cần bỏ ra 40 triệu để điều trị trên phát đồ của bác sĩ. Nếu phát hiện bệnh quá trễ, bạn cần phải chi trả nhiều hơn. Rất không may cho các bệnh nhân, đa phần đều được mắc bệnh sán chó ở giai đoạn cuối.
Để hiểu rõ chi tiết hơn về bệnh cũng như cơ chế hoạt động, bác sĩ Nguyễn Thị Bay sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn:
Bệnh sán chó ảnh hưởng như thế nào tới thú cưng nhà bạn?
Đối với loài chó, bệnh sán chó không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Nhưng đối với một số chú chó nhỏ, việc phát triển quá nhiều ký sinh trùng trong cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng tới các vấn đề về đường tiêu hóa và hệ thống miễn dịch. Nên số giun cho chúng đối với chó con 2-3 tháng để tránh các bệnh này tiếp tục phát triển trong cơ thể.
Bệnh sán chó có lây nhiễm ở người không?
Bệnh sán chó không hề gây lây nhiễm ở người, nên bạn không cần phải quá lo lắng về điều đó. Việc gia đình có nhiều người mắc bệnh sán chó, có thể là do họ có chung một nguồn thức ăn hoặc uống chung một nguồn nước, lý do chính để gây ra bệnh sán chó.
Lời Kết
Bệnh sán chó là một căn bệnh không quá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên hậu quả mà nó mang đến vô cùng khó lường, vì vậy bạn cần có những phương pháp để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và thú cưng của bạn. Mong những kiến thức trên đây có thể giúp phần nào cho bạn hiểu được về bệnh sán chó cũng như việc bớt đi lo lắng nếu bạn đang muốn tìm hiểu và phòng ngừa về căn bệnh này
Cảm ơn các bạn đã đọc bài tại ChoCung.net
Bài viết tham khảo tại: